Mô hình 2 đáy xuất hiện giúp báo hiệu thị trường sắp có diễn biến đảo chiều. Trái ngược với Double Bottom luôn có mặt trong xu hướng giảm, Double Top thường xuất hiện trong xu hướng tăng giá (thị trường chuyển từ giai đoạn tăng sang giảm). Vậy mô hình giá 2 đỉnh là gì? Cách sử dụng nó ra sao? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này của quý nhà đầu tư qua bài viết dưới đây:
Mô hình giá 2 đỉnh là gì?
Đặc điểm của mô hình giá 2 đỉnh:
Đáy đầu tiên: Đáy đầu tiên đánh dấu điểm thấp nhất của xu hướng hiện thời.
Vùng đỉnh giữa 2 đáy: Sau đáy thấp đầu tiên, một đợt tăng giá xảy ra điển hình điều chỉnh khoảng 10 đến 20% của xu hướng giảm giá trước đó tạo thành vùng đỉnh (peak), hình dáng của vùng đỉnh này có thể bầu tròn hoặc nhọn.
Đáy thứ 2: Đợt giảm sau vùng đỉnh thường xảy ra với khối lượng giao dịch (volume) cao và gặp phải vùng hỗ trợ từ đáy đầu tiên. Thời gian giữa 2 đáy có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà tiêu chuẩn là 1 đến 3 tháng. Hai đáy có thể thấp bằng nhau hoặc đôi khi có mức chênh lệch chút ít.
Đợt tăng giá sau đáy thứ 2: Đợt tăng giá sau đáy thứ 2 thể hiện sự mở rộng khối lượng giao dịch và tốc độ tăng nhanh dần mà minh chứng bằng một hoặc hai khoảng trống giá (gap). Đợt tăng giá như thế cho thấy sức cung hơn sức cầu và việc test vùng kháng cự đang tiềm ẩn.
Sự phá vỡ kháng cự: Ngay sau khi giá tăng lên vùng kháng cự thì mô hình 2 đáy và sự đảo chiều vẫn chưa hoàn thành. Việc phá vỡ vùng kháng cự tại điểm cao nhất giữa 2 đáy sẽ hoàn thành mô hình 2 đáy. Điều này cũng làm xuất hiện sự gia tăng khối lượng giao dịch.
Vùng kháng cự trở thành vùng hỗ trợ: Vùng kháng cự đã bị phá vỡ sẽ trở thành vùng hỗ trợ tiềm năng và đôi khi giá có khả năng giá test lại vùng hỗ trợ mới này bằng một đợt điều chỉnh đầu tiên. Việc giá test như thế có thể tạo cơ hội thứ 2 cho việc đóng một trạng thái bán hoặc bắt đầu vào trạng thái mua.
Mục tiêu giá: Khoảng cách từ mức phá vỡ kháng cự (breakout) đến đáy có thể được cộng với mức giá tại điểm phá vỡ (breakout) để có mục tiêu giá (target).
Nhận xét
Đăng nhận xét